Mô hình hệ thống e-learning trong giảng dạy hiện nay

1. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO E-LEARNING

– Xã hội ngày càng phát triển tất cả các ngành nghề đều phải chạy theo để phát triển và tiến bước theo, trong lĩnh vực đào tạo giáo dục cũng vậy. Mô hình hệ thống e-learning giáo dục cũng phải chạy theo phát triển của xã hội hiện đại. Sự tiến bước đó được thể hiện qua hệ thống đào tạo E-Learning hay còn gọi là đào tạo trực tuyến. Đây là một trong những phương pháp giáo dục có triển vọng nhất và là một công cụ học tập suốt đời của mỗi học viên.

– Phương pháp học tập E-Learning là phương pháp học tập dựa trên công nghệ ICT là phương pháp đang làm thay đổi ngành giáo dục từ tổ chức quản lý đào tạo cho đến việc xây dựng bài giảng và hỗ trợ người học, mặc dù với những cách tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết các cơ sở đào tạo e-learning đều có những bước tiến mới khác nhau trong lĩnh vực ngành giáo dục này.

– Phương pháp đào tạo E-Learning trong ngành giáo dục đào tạo có những ưu điểm như sau:

Linh hoạt, dễ tiếp cận thuận tiện cho người học: phương thức học này giúp cho người học có thể học tập chủ động được thời gian, không chỉ vậy người học còn có thể linh hoạt về cả nội dung học tập lẫn cả thời gian học tập. Người học có thể chủ động hết tất cả mọi vấn đề để có thể tiếp thu được lượng kiến thức phù hợp với bản thân mình mà không nhất thiết phải lên trường lớp để học.

Phương thức đào tạo mang tính toàn cầu: với sự phát triển tột bậc của hệ thống mạng, người học có thể học bất kỳ ngành giáo dục nào của các quốc gia khác nhau chỉ cần có internet và người giảng dạy có thể là người của các quốc gia nào trên thể giới.

Nội dung học tập phong phú đa dạng: với nội dung học đa đạng dễ dàng cập nhật giúp cho người học có những tri thức mới thu thập được cho bản thân những kiến thức mới và ngoài ra người học có thể học hỏi lẫn nhau thông qua hệ thông học trực tuyến e-learning.

Tiết kiệm được chi phí, thời gian đi lại: với hệ thống học trực tuyến như vậy người học và người dạy có thể học và giảng dạy mà không cần phải di chuyển đến lớp.

Hạn chế của mô hình hệ thông e-learning:

+ Do hệ thống học trực tuyến thông qua mạng nên người học không có động lực thì người học sẽ không theo kịp chương trình học hoặc thậm chí có thể chậm trễ dẫn đến việc nghỉ học học bỏ ngang nửa chừng.

+ Người đăng kí học theo mô hình hệ thống e-learning thì người học phải có phương tiện để học đó chính là máy tính và hệ thống mạng để có thể học được. Ngoài ra người học cần phải sử dụng hệ thống mạng mạnh hoặc chí ít phải đảm bảo được đường truyền mạng để khi học không bị gián đoạn.

+ Sự liên kết giữa người học và giảng viên phải có sự liên lạc thường xuyên để tạo sự liên kết chặt chẽ vì chỉ một trong hai nhân tố đó gián đoạn sẽ khiến cho nhân tố còn lại giảm động lực học tập hoặc giảm động lực giảng dạy.

học tập theo elearning

2. ĐÀO TẠO E-LEARNING Ở VIỆT NAM

– Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo bắt đầu phát triển và triển khai đào tạo giáo dục trực tuyến e-learning, tùy theo mức độ ứng dụng công nghệ truyền thông đào tạo, mức độ đầu tư về học liệu và cả mục đích đào tạo sẽ được triển khai đào tạo e-learning ở mỗi cơ sở đào tạo với các chương trình đào tạo khác nhau. Đa phần các cơ sở đào tạo sử dụng hệ thống đào tạo e-learning thường là những khóa học ngắn hạn hoặc là hệ thống hỗ trợ cho các hệ đào tạo chính quy. Về hệ thống e-learning hỗ trợ hệ đào tạo chính quy chủ yếu là hỗ trợ cho các học sinh sinh viên theo dõi được tài liệu học ngành và các bài giảng của giảng viên trực tiếp trên hệ thống e-learning. Hiện nay tại Việt Nam đã có nhiều trường đại học đã áp dụng hệ thống giảng dạy đào tạo e-learning trong chương trình đào tạo của mình bằng việc triển khai hệ thống học liệu điện tử cho nhiều ngành nghề và triển khai thêm nhiều khóa học đào tạo khác để có thể ứng dụng hệ thống e-learning toàn phần vào các khóa học đó ở mực độ tương tác cao để nhằm phục vụ cho học viên có môi trường học chuyên nghiệp và cải thiện được mức độ chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo của hệ thống giảng dạy.

3. TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO E-LEARNING TẠI ĐẠI HỌC

– Mô hình đào tạo trực tuyến e-learning tại các trường đại học có thể nói là một trong những mô hình đào tạo phát triển và có lượng học viên và giảng viên đồng tình tham gia nhiều nhất hiện nay và hệ thông tương tác giữa học viên và giảng viên cao hơn cả cách giảng dạy lên lớp truyền thống của Viêt Nam ta. Mô hình đào tạo e-learning bao gồm những phần như sau:

3.1 Về hệ thống công nghệ thông tin

– Thiết kế website dạy và học trực tuyến hỗ trợ tích hợp vào Hệ thống e-learning được dựa trên nhiều hệ thống và hỗ trợ khác nhau, các hệ thống được sử dụng trong hệ thống e-learning gồm:

+ Hệ thống quản lý học tập (LMS) được nâng cấp theo thời gian

+ Hệ thống quản lý nội dung (LCMS)

+ Hệ thống hỗ trợ (Helpdesk)

+ Diễn đàn học tập môn học (Forum)

+ Trang web thông tin (Webportal) cung cấp tin tức cho học viên

+ Lớp học trực tuyến (Virtual Classroom) cung cấp lớp học thời gian thực

+ Hệ thống quản lý đào tạo (EMS)

Hệ thống công nghệ thông tin elearning

3.2 Học liệu

– Về các chương trình học được áp dụng sẵn về bộ môn ngành nghề học đã có sẵn sách hoặc giáo trình môn học thì hệ thống học và giảng dạy trực tuyến e-learning còn được trang bị thêm nhiều học liệu tài liệu về ngành nghề học viên học để hỗ trợ quá trình tự học của học viên như sau: kế hoạch học tập, hướng dẫn học tập theo môn học, sách và giáo trình điện tử hỗ trợ môn học, bài giảng của các giảng viên được đăng kèm, video ghi lại nội dụng bài giảng bộ môn, các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra mức độ tìm hiểu bài học, các bài tập về tình huống cũng như các bài tập nhóm được thảo luận trực tiếp của các học viên. Ngoài ra trong bộ tài nguyên học liệu thường được cập nhật nâng cấp và phát triển các tài liệu học tập để đáp ứng nhu cầu của các học viên, bên cạnh đó còn trang bị các sách và giáo trình học liệu để học viên có thể in ấn phục vụ cho việc học.

– Để có thể xây dựng một bộ hệ thống học liệu chất lượng cần phải chú trọng đến những tài liệu học liệu mang tính chuyên môn đồng thời kết hợp cả các tiêu chí kỹ thuật dàn dựng bài học công phu dễ nhìn và không rối để học viên nhìn vào có thể hiểu được toàn bộ những ý chính của bài giảng từ đó tạo nên độ tương tác cao giúp liên kết chặt chẽ giữ học viên và giảng viên cũng như hệ thống học liệu của toàn hệ thống e-learning.

3.3 Giảng viên

– Không chỉ học viên cần trang bị kiến thức mà giảng viên cũng phải có nhiệm vụ tham gia giảng dạy trực tiếp trên mô hình hệ thống e-learning bằng những kiến thức chuyên môn của mình và phương pháp giảng dạy tích cực, ngoài ra giảng viên còn phải trang bị cho mình kỹ năng sử dụng công nghệ để có thể giảng dạy từ xa và thực hiện các quy định trong giảng dạy trực tuyến ví dụ như  giải đáp các câu  hỏi của học viên, tham gia đủ buổi giảng dạy trực tuyến theo lịch và tổ chức hệ thống bài giảng cũng như các buổi làm bài tập nhóm, bài tập tình huống để học viên hiểu bài hơn và nắm bắt kiến thức bài giảng nhiều hơn.

3.4 Hỗ trợ học tập

– Với đặc thù người học có thể học từ xa học qua mạng internet trên hệ thống e-learning vì vậy người học được hỗ trợ trong quá trình học như sau:

+ Hỗ trợ về phương pháp học trực tuyến, hướng dẫn cung cấp thông tin và các thủ tục liên quan đến khóa học.

+ Hỗ trợ về kỹ thuật về các vấn đề như đăng nhập vào hệ thống và các thiết bị học tập.

+ Ngoài ra còn được hỗ trợ phương pháp học tập và hệ thống nhắc nhỡ sinh viên học viên hoàn thành nhiệm vụ thông qua hệ thống quản lý môn học.

Phương tiện để thực hiện việc hỗ trợ học tập này có thể thông qua email điện thoại hoặc là hỗ trợ online của hệ thống học e-learning.

3.5 Quá trình tổ chức đào tạo

– Quá trình tổ chức đào tạo bao gồm 4 hoạt động cơ bản sau:

+ Tự nghiên cứu học liệu: các bài học được chia theo từng tuần giúp cho học viên có thể học bài thông qua tài liệu sẵn có qua các bài giảng điện tử, video giảng dạy hoặc thông qua những đĩa CD giảng dạy, với cách phân bài theo tuần để cho học viên có đủ thời gian để hiểu và nắm rõ được bài học.

+ Trao đổi giải đáp: các học viên có những thắc mắc về bài học có thể trao đổi trực tiếp với các giảng viên, thảo luận về các bài học những bài giảng thông qua hệ thống e-learning hoặc ở tại các buổi học offline. Ngoài ra các lớp học trực tiếp thông qua mô hình hệ thống e-learning được chia ra nhiềm nhóm nhỏ để hỗ trợ nhau và nâng cao chất lượng đào tạo.

Công việc tương tác giữa học viên và giảng viên thông qua các hình thức như sau:

+ Trao đổi thảo luận thông qua các lớp học trực tuyến và các nội dung của buổi trao đổi được ghi lại và đăng tải trên lớp học.

+ Trao đổi thảo luận bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp trên diễn đàn môn học và nhận được ngay câu trả lời từ giảng viên trong vòng 72 giờ sau.

+ Trao đổi các câu hỏi và thông tin cần biết bằng email hoặc chia sẻ thông tin lên trên mạng.

+ Học trực tiếp với giảng viên 1,2 buổi trong một tuần hoặc một tháng để học viên hỏi những thắc mắc và giảng viên giải đáp thắc mắc.

Sau mỗi bài học trực tuyến trên hệ thống e-learning học viên được củng cố bài học bằng những bài trắc nghiệm luyện tập và các bài tập tình huống về môn mà các học viên đã học.

Ngoài ra hệ thông học giảng trực tuyến e-learning còn đưa ra các bài thi kiểm tra và thi khi học viên học hết học phần. Đánh giá chuyên cần cũng được theo dõi trực tiếp trên hệ thống để có thể đánh giá học viên thông qua việc hoàn thành các bài học và bài giảng của giảng viên.

 

WordPress Video Lightbox Plugin